Võ đường Võ Đình Bình – Đoàn kết và sáng tạo

“CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO NĂM CÁNH” Đón Tết Trung Thu cùng các em võ sinh, bộ môn Võ cổ truyền Việt Nam.

Thầy Võ Đình Bình trưởng tràng môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp, chụp hình lưu niệm cùng với các em võ sinh trong ngày Tết Trung Thu.

Tết trung thu là của các em thiếu nhi, vào ngày rằm tháng tám âm lịch, các cháu được vui chơi, quây quần bên gia đình ông bà, rước đèn múa lân… dưới ánh trăng rằm, và nghe được ông bà, cha mẹ kể, “chuyện cổ tích về Tết trung thu” chiếc đèn ông sao năm cánh không chỉ là một món đồ chơi truyền thống, mà còn mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử và tinh thần yêu nước, sâu sắc, của con người dân tộc Việt Nam, để truyền tải cảm hứng cho các bé có động lực đến trường học tập tốt, lao động tốt, từ giây phút ấy, các em đã tự nhủ rằng , mình phải thật ngoan, học tập thật tốt để mai này lớn lên trở thành một công dân sống có ích cho xã hội, góp phần vào công cuộc xây xựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Chiếc đèn ông sao là một trong những món đồ chơi đặc trưng nhất của Tết trung thu, có hình dáng ngôi sao năm cánh. Đây là món đồ chơi không thể thiếu trong lễ hội rước đèn trung thu của trẻ em, bên cạnh đèn ông sao còn có nhiều loại đèn khác nhau, như lồng đèn, đèn kéo quân, đèn cù, mỗi loại đèn điều có nét đặc trưng và ý nghĩa riêng.

RƯỚC ĐÈN THÁNG TÁM – TRUNG THU CỦA BÉ

Hôm nay là tết trung thu

Lòng vui như hội em đi rước đèn

Đèn cá chép, đèn ông sao năm cánh

Muôn màu muôn vẻ lung linh phố phường

Em cùng chúng bạn vui chơi

Tay cầm đèn sáng miệng thì hát vang

Múa ca cho hết đêm rằm

Tươi vui chào đón chị Hằng xuống chơi.

Đèn ông sao được làm từ các nguyên liệu đơn giản như tre, giấy bóng, với nến. Màu sắc rực rỡ, thường là màu đỏ, màu xanh, màu vàng, mang đến không khí vui tươi ấm áp cho lễ hội, tượng trưng cho nhiều ước mơ và hy vọng: Đèn ông sao với năm cánh tỏa sáng rực rỡ, hy vọng của trẻ em về một tương lai tươi sáng ngời. Mỗi cánh sao là một lời nhắn gửi về hạnh phúc, yêu thương, hòa bình, và sự phát triển của đất nước.

Gắn kết gia đình và cộng đồng; Tết trung thu là dịp để mọi người, đặc biệt là trẻ em, quây quần bên nhau. Những chiếc đèn ông sao thắp sáng đường làng, phố xá, trên mọi nẻo đường đông đúc người qua lại, tạo nên bầu khung khí đoàn tụ và ấm cúng, qua việc tự làm lồng đèn và cùng nhau tham gia các lễ hội, mọi người cùng nhau có cơ hội gắn kết, xây dựng tình yêu thương.

Giá trị văn hóa truyền thống; đèn ông sao là một trong những biểu tượng truyền thống của con người Việt Nam, mang theo câu chuyện lịch sử và những giá trị tinh thần lâu đời. Việc giữ nhìn và duy trì các hoạt động như rước đèn Trung thu giúp truyền tải các giá trị văn hóa quý báu từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngày nay, dù xã hội phát triển lên mạnh, những chiếc đèn ông sao vẫn giữ được vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Các em nhỏ không chỉ nhìn thấy những chiếc đèn ông sao được làm bằng truyền thống, gợi nhớ về tuổi thơ của mình trong sáng, vô tư, hồn nhiên. Những hoạt động làm đèn ông sao trong các trường học, gia đình không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn khuyến khích sự sáng tạo, khóe léo, đa dạng của trẻ em. Hơn nữa, việc tự tay các em làm một chiếc lồng đèn cũng giúp các em cảm nhận rõ hơn về giá trị công sức lao động và ý nghĩa của mình.

Chiếc đèn ông sao không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của niềm hy vọng, sự gắn kết và tinh thần văn hóa con người Việt Nam. Qua mỗi mùa Trung thu, ánh sáng từ những chiếc đèn không chỉ thắp sáng đường phố, mà còn soi rọi tâm hồn của mỗi người dân yêu nước, gợi nhớ về tình yêu thương gia đình, sự kết nối cộng đồng và lòng tự hào dân tộc Việt Nam, thắt chặt tình đoàn kết…

Quốc Chung – Viết Hải