Bình Dương: Nỗ lực từng giai đoạn và vươn lên mạnh mẽ khẳng định vị trí Đông Nam Á

Kinh tế – xã hội trong 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Dương có nhiều dấu hiệu khả quan. Hoạt động xuất nhập khẩu có phần khởi sắc, kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương, yêu cầu trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục phát triển nền kinh tế – xã hội , đáp ứng mọi nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn

Hoạt động xuất, nhập khẩu nền kinh tế khởi sắc theo báo cáo của tỉnh ủy Bình Dương về tình hình kinh tế – xã hội trong 9 tháng đầu năm 2024, trong tổng số 20 chỉ tiêu đề ra, tỉnh Bình Dương đã vượt 6 chỉ tiêu so với ban đầu, 9 chỉ tiêu khác đạt trên 65% với kế hoạch đề ra của năm. Còn lại những chỉ tiêu trong báo cáo là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng của tỉnh, và ước đạt 7,05%, sản xuất doanh nghiệp trong thời gian vừa qua đạt kết quả khá tốt.

Các ngành nghề chủ lực đang dần dần phục hồi với các đơn hàng trở lại. Chỉ số cản xuất khởi động rất nhanh, tăng 6,31%, vượt lên 4,2% của cùng kỳ năm ngoái tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tỉnh đạt 255.099tỷ đồng, tăng 12,7%, cao hơn mức tăng trung bình của ca nước là 8,5%.

Về ngân sách, Bình Dương đã thu được 51.014 tỷ đồng, đạt kết quả 71% dự toán điều chỉnh được giao bởi HĐND tỉnh 79% dự toán của Thủ tướng Chính phủ, tăng 16% so với cùng kỳ của các năm trước đó. Tổng chi ngân sách của tỉnh đạt 11.832% tỷ đồng, tương ứng với 39% dự toán điều chỉnh của HĐND tỉnh đạt 82%. Đặc biệt giải ngân vốn đầu tư công đạt 6.621% tỷ đồng, chiếm 35,5c của kế hoạch do HĐND tỉnh giao 34,3% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Trong suốt 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế – xã hội. UBND tỉnh Bình Dương đã triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn, giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, đánh giá. Và cho  biết thêm, các ngành nghề sản xuất chủ lực của tỉnh đã dần phục hồi, và hoạt động xuất khẩu trở lại nhanh chóng hơn. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 9 tháng đạt 25,6 tỷ USD, tăng 13,7% với cùng kỳ năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 18,2% tỷ USD, tăng 13,4%.

Thu hút đầu tư ở Bình Dương, 58,988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước, đạt 85,7% so với cùng kỳ. Vốn đầu từ nước ngoài cũng đạt 156 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm trước, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 18,2% tỷ USD, tăng 13,4%.

Về việc thu hút đầu tư ở Bình Dương đạt 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước, đạt 85,7%, Vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng 1,56tỷ USD, chiếm 86, 86% kế hoạch,  tương đương 94,1% so với cùng kỳ năm trước , toàn tỉnh có 71,776% doanh nghiệp trong nước với tổng vốn lên tới 786,000 tỷ đồng, và 4.374 dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đăng ký 43 tỷ USD.

cũng thừa nhận rằng, một số ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn gặp khó khăn do chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển còn ở mức cao, cùng với sự tăng nhẹ trong giá nguyên liệu nhập khẩu. Những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh. Để tiếp tục duy trì và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, Sở Công Thương đang tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, với trọng tâm là các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Đông và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Sở cũng đẩy mạnh hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi lễ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương – Mai Hùng Dũng, chia sẻ cùng quan điểm, nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh còn nhiều thách thức, các ngành, các cấp không được lơ là. Ông Dũng khẳng định, tỉnh cần bám sát tình hình thực tế, chủ động, quyết liệt trong việc chỉ đạo, điều hành, đồng thời hỗ trợ sản xuất và kinh doanh để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đề ra cho năm 2024. Đặc biệt, ông kêu gọi tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát huy vai trò của thị trường nội địa trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Trong khuôn khổ các hoạt động này, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án di dời các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp phù hợp, đồng thời xây dựng Bộ tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái trên địa bàn. Tỉnh cũng đẩy nhanh các thủ tục và giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án giao thông trọng điểm, như đường Vành đai 3, BOT Quốc lộ 13, và khởi công xây dựng các tuyến đường chiến lược như Vành đai 4 TP.HCM và cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu lập dự án đầu tư cho tuyến đường sắt Bàu Bàng – Dĩ An, nhằm phát triển hạ tầng giao thông kết nối mạnh mẽ với nhau hơn, phát huy hết khả năng và sức mạnh của tỉnh trong thời gian tới.

 Thanh Phong – Quốc Chung