Dưới đây là trao đổi của Bà Nguyễn Thị Thuý Chủ tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Đào Tạo Và Cung Ứng Nhân Lực Hàng Không Việt Nam ATL, với phụ huynh học sinh (PHHS) của em Trần Ngọc Hà về câu chuyện chọn nghề cho con em mình. Từ đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về “người trao giá trị” như thế nào là đúng? Bà Nguyễn Thị Thuý Chủ tịch HĐQT Công Ty Cổ Phần Đào Tạo Và Cung Ứng Nhân Lực Hàng Không Việt Nam ATL
PHHS mong muốn điều gì nhất ở con em mình ?
Cách đây khoảng 3 năm khi đó tôi đã nhận lời hỗ trợ tư vấn giúp cho một cán bộ tuyển sinh ( vì chị ấy mới đến với nghề tuyển sinh hàng không chưa đầy một tháng ).
Giữa cái nắng chang chang của trưa hè Hà Nội “ cái nắng như đổ lửa ấy” Thật không may mắn cho gia đình PHHS khi vừa đến Công ty thì cũng là lúc tôi lại đang bận tiếp khách nên tôi chưa thể dứt ra để tư vấn cho họ được và “ cái hẹn” này đã được chuyển giao sang cho một người đồng nghiệp tư vấn giúp.
Sau khi nghe tư vấn xong tôi thấy ngờ ngợ rằng hình như PHHS còn đang băn khoăn điều gì đó ? Rõ ràng họ đã đi mấy trăm km ra Hà Nội với tâm thái là sẵn sàng cho con vào hàng không.
Vậy tại sao … ?
Tôi liền rời lịch tiếp khách và quay sang hỏi gia đình PHHS.
Sau khi đã được nghe tư vấn xong.
Anh chị còn băn khoăn điều gì không ?
Phụ huynh cười và nói. Con gái chị thì thích lắm rồi, nhưng gia đình chị còn đang băn khoăn là cháu đi học xa nhà nghĩ thương thương và tội tội sao ý ?
Tôi liền hỏi .
Vậy anh chị hãy cho tôi biết. Mong muốn của bậc làm cha làm mẹ con em mình sau này sẽ là người như thế nào ?
Trong phòng này hiện đang có 12 người. Nếu anh chị trả lời đúng ý, hợp tình hợp lý, với tư cách cá nhân. Tôi sẽ chịu 100% số tiền học phí của bé Ngọc H.
- Phụ huynh liền nói :
- Muốn con mình có thu nhập cao
❌ Tôi nói : Tạm chấp nhận nhưng chưa phải là cái gốc.
- Mong sao sau này con gái mình lấy được người chồng tử tế
❌ Tôi mỉm cười : Tôi hoàn toàn đồng ý nhưng đây cũng mới chỉ là cái ngọn
- Muốn con gần nhà
❌ Tôi liền nói: Là mong muốn chung của đại đa số các bậc PHHS ( đặc biệt là ở thời kỳ phong kiến – Thời kỳ chưa đổi mới) nhưng chúng ta đang sống ở thời kỳ hội nhập, đổi mới, thời kỳ bùng nổ về công nghệ thông tin.
Thực lòng mà nói ở cái xã hội ngày nay khi mà người phụ nữ ngại sinh con, cùng với tư tưởng đẻ một con thì thấy lo lo, đẻ hai con mới được coi hoàn thành nghĩa vụ mà đẻ nhiều thì “ không dám đâu”
Thế rồi chúng ta chỉ dừng lại ở cái tư duy đẻ hai con ( theo xu thế chung )
Vậy tôi nghĩ rằng chị cũng là phụ nữ , chị cũng sẽ có tư duy tương tự.
Đẻ ít thì mọi gánh nặng về chi phí trong gia đình cũng sẽ được giảm đi.Vậy làm gì còn cái tư tưởng “ Bò đàn rơm mục hay của không ngon nhà đông con cũng hết ” …
Vậy thử hỏi ở cái xã hội hiện đại này chị đâu có lo con chị sinh ra sẽ nghèo đói, và chị đâu phải mong con chị sau này sẽ giàu sang, phú quý …?
Bởi bản chất của xã hội đang là thời kỳ đổi mới, thời kỳ hội nhập và kết nối giao thương, nền kinh tế đang từng bước trưởng thành và phát triển bền vững.
Vậy trong cái mặt tích cực của xã hội , chị có thể khẳng định rằng con chị sẽ không bao giờ nghèo đói. Nhưng chị có dám khẳng định với tôi rằng con chị sẽ không bao giờ mắc phải những mặt trái cùng dòng chảy trào lưu của hội nhập này không ?
Trong khi đó các bậc làm cha làm mẹ hiện nay chỉ có một mong muốn duy nhất đó là mong muốn con mình “ ngoan ngoãn và hiếu thảo”
Tôi có thể khẳng định rằng đây sẽ là điều mong muốn đầu tiên và duy nhất và tôi càng tự tin và khẳng định rằng đến 100% các bậc PHHS đều mong muốn ( trong đó có cả tôi và chị )
Và tôi càng khẳng định rằng môi trường hàng không là một môi trường có sức ảnh hưởng và tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách của các em rất hiệu quả. Bởi môi trường hàng không là một môi trường đặc thù và chỉ nơi đây mới tạo ra sự khác biệt về chất trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em !
Nghề tiếp viên hàng không